Vở diễn Rối Mơ: Khi tinh hoa rối Việt lên ngôi

VTV.vn - Sau hơn một năm ra mắt, vở diễn Rối Mơ" tại Nhà Hát Đó đã trở thành món ăn tinh thần "nhất định phải thử" của nhiều du khách khi đến với Nha Trang.

Nhờ chị google đọc báo giúp bạn!

Giữa bao nhiêu thiết kế hiện đại trong nhịp phát triển của thị trường hướng đến Tây hóa thì ngay tại mảnh đất Nha Trang, Khánh hòa lại xuất hiện chiếc đó khổng lồ gây không ít tò mò từ cái tên "". "Đó" là một nông cụ dân gian phổ biến của người Việt dùng để đánh bắt cá, tôm gắn liền với nền văn hóa lúa nước, và đã được truyền cảm hứng vào ý tưởng xây dựng nên một nhà hát văn hóa bản địa. Nhà hát Đó cho thấy sự đầu tư chuyên nghiệp cũng như tâm huyết muốn giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật bản địa Việt Nam. Một nhà hát được đặc biệt thiết kế dành riêng cho một vở diễn, mang lại trải nghiệm tròn trịa hơn cho khán giả khi xem.

Vở diễn Rối Mơ: Khi tinh hoa rối Việt lên ngôi - Ảnh 1.

"Nhà hát Đó" được xác lập Kỷ lục là Nhà hát có kiến trúc văn hóa bản địa độc đáo lớn nhất Việt Nam.

Trầm mình vào vở diễn "Rối Mơ", khán giả sẽ bắt gặp sự kết hợp các không gian sân khấu đồng hiện trong cách thể hiện hoàn toàn mới với những con rối đầy biểu cảm. Mọi tương tác rung cảm giữa rối và diễn viên tạo nên những câu chuyện tình yêu, có hài kịch, bi kịch, có cả hành động mang đến sự cân bằng giữa truyền thống và đương đại thông qua những giấc mơ rất đời, rất người.

3 điểm đặc biệt tạo nên giá trị tuyệt vời của "Rối Mơ" đó là tính bản địa, tính thủ công, trực diễn. Đặc biệt, phần âm nhạc của show diễn được trình diễn bởi ban nhạc giao hưởng bản địa đầu tiên tại Việt Nam với các nhạc cụ truyền thống của dân tộc dựa trên tâm hồn, âm chất, âm sắc của các nhạc cụ truyền thống; những thanh âm đầy mê hoặc của đàn môi, kèn lá, đàn tính, đàn goong, cồng chiêng, trống baranưng, trống gineng.... Ấn tượng độc lạ ở chiếc xe đạp quen thuộc với cả nhân loại nay trở thành bộ máy điều khiển con rối độc đáo khiến cho việc trình diễn rối càng trở nên thú vị, có lẽ chưa từng có ở đâu trên thế giới.

Vở diễn Rối Mơ: Khi tinh hoa rối Việt lên ngôi - Ảnh 2.
Vở diễn Rối Mơ: Khi tinh hoa rối Việt lên ngôi - Ảnh 3.

Sự kết hợp chưa từng có giữa các loại hình: Rối nước - Rối dây - Rối bóng – Rối hoạt hình - Múa đương đại.

Chị Trần Thị Kim Yến - Giám đốc Vận hành Nhà hát Đó cho biết: "Các nghệ sĩ đến từ các vùng miền trong cả nước, mang màu sắc các dân tộc anh em như Chăm, Raglay, Ê đê, … Mỗi người ẩn trong mình chất lễ hội đặc trưng kế thừa, họ gắn kết phối hợp những gì tinh túy nhất, chắt lọc hòa quyện với cảm xúc phong phú, giúp khán giả dễ dàng cảm nhận được năng lượng mà họ thả hồn vào từng tiết tấu khi trình diễn. Trong môi trường làm việc ở Đó, các nghệ sĩ được thỏa thích sáng tạo, có xưởng để sáng chế nhạc cụ. Chính những cây tre, cây nứa cũng được các bạn bỏ thời gian công sức đi đến các bản làng xa xôi trên Đắk Lắk, Gia Lai để tìm kiếm, hay những miếng sắt vô tri từ công trường cũng trở thành một thành phần nhạc cụ trong show diễn qua bàn tay tài hoa của các nghệ sĩ. Dù làm thủ công tốn nhiều công sức, nhưng ai cũng thích thú, miệt mài điều chỉnh nhiều lần để lần sau nghe hay hơn lần trước".

Vở diễn Rối Mơ: Khi tinh hoa rối Việt lên ngôi - Ảnh 4.

Các nghệ sĩ hết mình hòa vào cảm xúc của từng phân đoạn biểu diễn.

"Nếu nói về cái khó thì mình thấy cách kiểm soát âm thanh của mỗi nhạc cụ là khó nhất, bởi vì chúng mình chơi live, âm thanh phát ra trực tiếp ngay trên sân khấu, nên cần phải tập luyện nhiều để nhớ cử tay, lực tay, vị trí đánh nhạc cụ, khoảng cách từ nhạc cụ đến mic. Trong lúc diễn live, chúng mình cũng chơi âm thanh cùng hình ảnh mà các diễn viên chơi trên sân khấu, nếu không may có sự cố xảy ra, mỗi người đều phải sẵn sàng ứng biến theo nó." - Nhạc công Bùi Thị Ngọc Oanh chia sẻ.

Vở diễn Rối Mơ: Khi tinh hoa rối Việt lên ngôi - Ảnh 5.

Nhạc công Bùi Thị Ngọc Oanh.

Trước khi ra mắt show, ban nhạc đã có hơn một năm làm việc, tìm tòi chất liệu, tập luyện và chơi nhạc ngẫu hứng với nhau. Sau khi ra mắt show, mỗi ngày họ vẫn luyện tập 4 - 7 tiếng để tăng sự ăn ý giữa âm nhạc và hình ảnh. Từ những nghệ sĩ chuyên nghiệp cho đến những diễn viên bản địa người Chăm mới tập biểu diễn, ai cũng hết mình cho một tác phẩm quan trọng như mang thương hiệu của chính họ.

Nhạc công Trương Thu Hương tâm sự: "Rối Mơ mang đến cho mình những trải nghiệm về một sân khấu trình diễn trực tiếp, một môi trường làm việc tự do sáng tạo, một tập thể anh chị em diễn viên đáng quý. Nhưng trân trọng hơn cả là những tình cảm, lời động viên, tràng vỗ tay thật dài và cả lời cảm ơn của khán giả như tấm bằng chứng nhận cho hành trình vất vả nhưng tự hào của chúng mình."

Vở diễn Rối Mơ: Khi tinh hoa rối Việt lên ngôi - Ảnh 6.