Viện Viễn Đông Bác Cổ là gì mà cứu được cửa ô cuối cùng của Hà Nội

Đầu thế kỷ 20, việc phá bỏ Ô Quan Chưởng (xây năm 1749, thời vua Lê Hiển Tông) được đa số tán thành, tuy nhiên chính Viện Viễn Đông Bác Cổ đã quyết tâm bảo tồn, đưa Ô Quan Chưởng vào danh mục di tích lịch sử.

Nhờ chị google đọc báo giúp bạn!

Nhờ đó, cửa ô cuối cùng còn lại của Hà Nội xưa được giữ lại và trở thành một trong những di tích văn hóa lịch sử quan trọng nhất của Hà Nội.

Viện Viễn Đông Bác Cổ là gì mà cứu được cửa ô cuối cùng của Hà Nội- Ảnh 1.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia - ký họa của KTS Trần Xuân Hồng

Viện Viễn Đông Bác Cổ là gì mà "quyền lực" vậy? Năm 1900, Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO - chuyên nghiên cứu và bảo tồn di sản văn hóa châu Á, đặc biệt là Đông Dương) được thành lập, đặt nền móng cho nền khoa học xã hội - nhân văn của VN hiện đại. TS Nguyễn Văn Huyên là người Việt đầu tiên trở thành thành viên khoa học của Viện năm 1942.

Công trình về đêm - ký họa của KTS Nguyễn Khánh Vũ

Công trình về đêm - ký họa của KTS Nguyễn Khánh Vũ

Ký họa của họa sĩ Trần Bình Minh

Ký họa của họa sĩ Trần Bình Minh

Phối cảnh tổng thể - ký họa của KTS Linh Hoàng

Phối cảnh tổng thể - ký họa của KTS Linh Hoàng

ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo

Ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo

Năm 1926, EFEO xây dựng Bảo tàng Louis Finot tại Hà Nội (do KTS C.Batteur và E.Hébrard thiết kế) để bảo tồn và lưu giữ hiện vật văn hóa. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thành lập năm 1958 trên cơ sở kế thừa Bảo tàng Louis Finot. (Năm 2011, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam sáp nhập Bảo tàng Cách mạng Việt Nam thành Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).

Viện Viễn Đông Bác Cổ là gì mà cứu được cửa ô cuối cùng của Hà Nội- Ảnh 6.

Ký họa của KTS Nguyễn Khánh Vũ

Ký họa của KTS Linh Hoàng

Ký họa của KTS Linh Hoàng

Nhìn từ trên cao - ký họa của NTK Lê Quang Khánh

Nhìn từ trên cao - ký họa của NTK Lê Quang Khánh

Đây là công trình tiêu biểu cho phong cách Đông Dương (*) với điểm nhấn là sảnh chính hình bát giác, mỗi cạnh 11 m. Mái lợp theo kiểu âm dương truyền thống, gồm ba lớp, ngăn với mái dưới bởi hệ thống cửa lấy sáng và con sơn (chi tiết chịu lực và trang trí phổ biến trong kiến trúc Á Đông), gợi hình ảnh tháp chuông chùa Keo, Thái Bình. Hệ thống cửa sổ, cửa sổ mái, hành lang và cầu thang rộng, giúp công trình sáng sủa, thông thoáng tự nhiên. Các chi tiết Á Đông còn thể hiện ở đầu đao, mái hiên, lan can, hàng cột, đầu dư, đấu củng, hoa văn chạm khắc gỗ…

Lối vào sảnh chính -ký họa của họa sĩ Trần Bình Minh

Lối vào sảnh chính - ký họa của họa sĩ Trần Bình Minh

Góc nhìn từ bên trong -ký họa của NTK Lê Quang Khánh

Góc nhìn từ bên trong - ký họa của NTK Lê Quang Khánh

Cửa thông gió bát giác -ký họa của KTS Linh Hoàng

Cửa thông gió bát giác - ký họa của KTS Linh Hoàng

Dưới tầng trưng bày là khu phục chế, kho, cũng là tầng cách ẩm cho không gian trưng bày phía trên.

(*): do KTS người Pháp Ernest Hébrard đề ra, pha trộn kiến trúc phương Tây và kiến trúc truyền thống Đông Dương, Trung Quốc, nhằm thích ứng khí hậu nhiệt đới, thể hiện ở mái vươn xa, dạng chồng diềm (mái chồng mái); nhiều cửa cao, rộng; sử dụng trang trí Việt, Hoa, Khmer, Pháp…