Đầu năm ghé thăm ngôi miếu hơn 300 tuổi tại TP Hồ Chí Minh

Những ngày đầu năm, miếu Phù Châu thu hút rất đông du khách đến tham quan, chiêm bái.

Nhờ chị google đọc báo giúp bạn!

Miếu Phù Châu (Miếu nổi) tọa lạc trên phần đất 2000m2 nằm giữa dòng sông Vàm Thuật - nhánh của sông Sài Gòn chảy qua khu vực Gò Vấp và quận 12.

Đầu năm ghé thăm ngôi miếu hơn 300 tuổi tại TP Hồ Chí Minh - Ảnh 1.

Một bên của miếu là An Phú Đông, Quận 12 và một bên là bến đò. Khách muốn sang miếu Phù Châu phải di chuyển bằng đò. (Ảnh: Thu Trang)

Đây là công trình kiến trúc tâm linh, pha trộn giữa văn hóa Việt Nam và Trung Hoa. Miếu được chia ra làm 2 gian: Khu vực chính điện và nơi thờ năm Mẹ, ngoài sân có thờ các vị Bồ Tát.

Đầu năm ghé thăm ngôi miếu hơn 300 tuổi tại TP Hồ Chí Minh - Ảnh 2.

Tượng rồng ở ngay cổng chùa (Ảnh: Thu Trang)

Đầu năm ghé thăm ngôi miếu hơn 300 tuổi tại TP Hồ Chí Minh - Ảnh 3.

Cổng chính vào chùa với những tượng rồng chầu (Ảnh: Thu Trang)

Mái được lợp ngói âm dương tráng men xanh ngọc óng ả. Trên mỗi nóc tòa đều được trang trí họa tiết rồng chầu ngọc, rồng ấp sen, rồng chầu tháp Cửu phẩm, rồng chầu cuốn thư. Các đầu đao cong trên bờ mái có gắn tứ linh Long, Ly, Quy, Phụng.

Đầu năm ghé thăm ngôi miếu hơn 300 tuổi tại TP Hồ Chí Minh - Ảnh 4.

Trung điện với mái được lợp ngói âm dương tráng men xanh ngọc (Ảnh: Thu Trang)

Toàn bộ kiến trúc trong miếu được trang trí tinh xảo, đắp nổi hình rồng, phượng và cẩn sứ. Các mái vòm cũng được cẩn sứ và ghép hình tỉ mỉ. Ước tính có tới hàng trăm tượng rồng với nhiều kích cỡ, hình thái khác nhau.

Đầu năm ghé thăm ngôi miếu hơn 300 tuổi tại TP Hồ Chí Minh - Ảnh 5.

Rồng uốn lượn trên các cây cột (Ảnh: Thu Trang)

Đầu năm ghé thăm ngôi miếu hơn 300 tuổi tại TP Hồ Chí Minh - Ảnh 6.

Trần cũng được cẩn sứ tinh xảo (Ảnh: Thu Trang)

Hai bên tường được cẩn sành mô tả các hình tượng tín ngưỡng dân gian. Trong khuôn viên miếu có cây si cổ thụ gần 100 năm tuổi.

Đầu năm ghé thăm ngôi miếu hơn 300 tuổi tại TP Hồ Chí Minh - Ảnh 7.

Hai bên tường cẩn sành với các hình tượng tín ngưỡng dân gian (Ảnh: Thu Trang)

Tương truyền, miếu Phù Châu được xây dựng từ thế kỷ 18 hoặc đầu thế kỷ 19, khó để xác định rõ ngày tháng vì không tài liệu lịch sử nào ghi chép về công trình này. Sự ra đời của miếu gắn với truyền thuyết về những người dân đi ghe thuyền buôn bán trên sông, tình cờ ghé lại ngủ qua đêm thấy 5 vị Ngũ Thần là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ độ cho buôn may bán đắt. Vài ngày sau đoàn ghe ghé lại lập ra ngôi miếu nhỏ để thờ.

Đầu năm ghé thăm ngôi miếu hơn 300 tuổi tại TP Hồ Chí Minh - Ảnh 8.

Rất đông người tới miếu để cầu cho năm mới bình an (Ảnh: Thu Trang)

Đầu năm ghé thăm ngôi miếu hơn 300 tuổi tại TP Hồ Chí Minh - Ảnh 9.

Mua nhang vòng để cầu an và câu siêu cho người thân (Ảnh: Thu Trang)

Đầu năm ghé thăm ngôi miếu hơn 300 tuổi tại TP Hồ Chí Minh - Ảnh 10.

Trên trần của chính điện treo rất nhiều nhang vòng (Ảnh: Thu Trang)

Năm 1945, miếu được lợp ngói âm dương và cột cây với diện tích nhỏ. Trước 30/4/1975, nơi đây được xem như "bàn đạp" để bộ đội đặc công ở An Phú Đông qua sông đánh kho đạn, kho xăng dầu của địch.

Sau một thời gian bị hư hỏng nặng và bỏ hoang, đến cuối thập niên 1980, miếu Phù Châu dần được khôi phục và sửa chữa khang trang. Năm 2010, nơi đây được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố.

Đầu năm ghé thăm ngôi miếu hơn 300 tuổi tại TP Hồ Chí Minh - Ảnh 11.

Thả cá, thả chim để cầu bình an là phong tục của người dân khi tới miếu (Ảnh: Thu Trang)

Đầu năm ghé thăm ngôi miếu hơn 300 tuổi tại TP Hồ Chí Minh - Ảnh 12.

Khu vực xin chữ đầu năm (Ảnh: Thu Trang)

Đầu năm, người dân thường đến đây để cầu bình an. Cuối năm, họ lại đến miếu Phù Châu để cầu duyên.