Bộ trưởng Bộ Văn hóa bị truy đến cùng vụ bớt xén tiền thưởng của vận động viên

Chiều nay (5/6), Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng – “tư lệnh” ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có phiên trả lời chất vấn của ĐBQH về các vấn đề “nóng” của ngành tại Kỳ họp thứ 7 này của Quốc hội khóa XV.

Nhờ chị google đọc báo giúp bạn!

Phát biểu trước khi bước vào phiên chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, Bộ VHTTDL ý thức việc chất vấn không chỉ đề cao vai trò giám sát của Quốc hội mà còn là sự quan tâm sâu sắc của Quốc hội đối với vấn đề văn hoá thể thao du lịch nước nhà, chính vì vậy Bộ rất phấn khởi. Đây cũng là dịp để Bộ báo cáo Quốc hội về những kết quả sau 2/3 thời gian thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, các nghị quyết của Đảng và Chính phủ.

Ngoài những nhận định mà Chính phủ đã báo cáo với Quốc hội thì ở góc độ tiếp cận theo điều tra dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo Trung ương do Viện Nghiên cứu dư luận xã hội thu thập và xử lý thông tin đã có một tín hiệu khá vui mừng khi hỏi về việc xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đã đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước hay chưa? Tỷ lệ này đã được tăng 32% từ 43% năm 2019 lên 75% năm 2024 cho thấy đã có sự chuyển biến khá tích cực về lĩnh vực này.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa bị "truy đến cùng" vụ bớt xén tiền thưởng của vận động viên, lạm dụng trẻ em kiếm tiền - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL trả lời chất vấn của ĐBQH chiều 5/6. Ảnh: QH

Tuy đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để tiếp cận, chuyển đổi tư duy từ làm văn hóa, thể thao và du lịch sang quản lý nhà nước về lĩnh vực này thì ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và có những mặt hạn chế trong công tác này.

Toàn ngành cũng ý thức một cách đầy đủ là cần phải nỗ lực, cố gắng cao hơn nữa, quyết tâm hơn nữa và quyết liệt hơn nữa để tập trung thực hiện các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Quốc hội giao phó.

Phải xử lý tốt mối quan hệ giữa mong muốn xã hội với chức năng, nhiệm vụ của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch; giữa mục tiêu về phía trước và hướng tới cần phải tổ chức thực hiện với nguồn lực cân đối hiện nay trong điều kiện còn hạn hẹp.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ VHTTDL, cần phải đặt vấn đề phát huy nguồn lực chất lượng cao của lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch trong bối cảnh phải tinh giảm, cắt gọn biên chế và tổ chức bộ máy cần phải được tin gọn. Chính vì vậy mà cũng có những khó khăn cần phải được chia sẻ, tháo gỡ.

Đặt vấn đề phát huy nguồn lực trong bối cảnh nguồn nhân lực chất lượng cao của lĩnh vực VHTTDL phải tinh giản biên chế và tổ chức bộ máy cần được tinh gọn, vì vậy mà cũng có khó khăn cần được chia sẻ, tháo gỡ. Với tinh thần cầu thị, nghiêm túc, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng bày tỏ muốn lắng nghe ý kiến của các Đại biểu Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL trả lời chất về việc lạm dụng trẻ em để kiếm tiền ở vùng cao

Trả lời chất vấn của ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) về cơ chế đầu tư phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số có một dự án nhấn là Dự án số 06. Dự án số 06 này trong giai đoạn 2021-2023, ngành văn hóa của cả nước được phân bổ là 1258 tỷ để thực hiện các nhiệm vụ, trong đó cấp cho các địa phương toàn bộ, còn ở bộ là 104 tỷ trong 3 năm mục đích là nguồn sự nghiệp tổ chức tập huấn, tổ chức đào tạo, tổ chức trình diễn. 

Trên cơ sở các nguồn lực này thì địa phương cũng đã triển khai và vừa rồi trong báo cáo giám sát của Quốc hội về 3 chương trình thì các đại biểu đã nghe, tôi xin phép không nhắc. Bộ đã tập trung để khảo sát, nhận diện, đánh giá và công nhận các di tích, di sản, loại hình văn hóa cơ sở. Điều này rất quan trọng, vì nếu không tập trung để nhận diện, phát hiện, bảo tồn và công nhận nó thì sẽ bị mai một. Đó là việc thứ nhất mà ngàng Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã làm.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa bị "truy đến cùng" vụ bớt xén tiền thưởng của vận động viên, lạm dụng trẻ em kiếm tiền - Ảnh 2.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ VHTTDL. Ảnh: QH

Thứ hai là tổ chức định kỳ Ngày văn hóa dân tộc Việt Nam để tôn vinh các giá trị văn hóa.

Thứ ba là tổ chức Liên hoan văn hóa đồng bào dân tộc, đây là nơi để giao lưu, gặp gỡ, trao đổi văn hóa, đặc biệt là chú ý đến dân tộc dưới 100.000 người dân, để có sự giao lưu, kết hợp, trao đổi. Đi kèm với đó là phải hỗ trợ các thiết bị cho các nhà văn hóa, xây dựng các tủ sách, tập huấn về công tác dân tộc cho đội ngũ cán bộ.

"Đó là những công việc chúng tôi đã làm. Thời gian tới, nếu như Quốc hội đồng ý phê chuẩn và điều chuyển nội dung này từ chương trình mục tiêu quốc gia bên kia sang Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa thì lúc đó chúng ta sẽ tiếp tục duy trì và thực hiện chế độ phân cấp để tập trung chăm lo cho phát triển văn hóa.

Tôi nghĩ là có 3 việc phải làm, thứ nhất là phải nhận diện, kiểm đếm và đầu tư để bảo tồn, trong đó cố gắng chú ý phát hiện nét riêng đặc sắc của các đồng bào, nếu không là sẽ biến mất và mai mộ., Ví dụ, đến Tây Nguyên mà không còn nhà Rông thì không còn nét riêng nữa, hoặc chữ viết, ngôn ngữ ở đó cũng phải bảo vệ. Việc đó không phải lĩnh vực Bộ mà của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhưng chúng ta phải phát triển, từ kiến trúc cho đến phong tục, kể cả trang phục nếu không chúng ta sẽ khó giữ và phát huy được giá trị", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

Liên quan đến câu hỏi của ĐBQH Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình): "Hiện tượng thương mại hóa, lạm dụng trẻ em tại các phiên chợ vùng cao đã làm mai một và biến tướng nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Bộ trưởng có quan điểm gì về vấn đề trên, đồng thời có chính sách và khuyến cáo gì để vừa bảo tồn, phát huy được nét đẹp vừa giúp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số hội nhập với hiện đại?", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nói rằng, ông không thấy đại biểu nêu ví dụ cụ thể nên chắc là đại biểu nói về chuyện bắt ở vùng cao. Với vấn đề này, Bộ trưởng Bộ VHTTDL cho là trong văn, phong tục, tập quán của mỗi đồng bào đều có nét đẹp riêng. Vấn đề như đại biểu nêu chỉ là nét đẹp đã bị lợi dụng, cố ý làm sai chứ bản chất không phải như vậy.

Bộ trưởng dẫn chứng "Chuyện tình Khâu Vai" được dựng thành phim nhưng thực tế chợ tình ở ngoài đời không phải như vậy. Qua nghiên cứu, đi thực tế nhận thấy chợ tình rất đẹp, rất đáng trân trọng. Những ai lợi dụng để làm biến tướng thì cần lên án, xử lý.

Vì vậy, giải pháp được Bộ trưởng đưa ra là cần tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, đặc biệt người dân, đồng bào dân tộc đó - chủ thể của văn hoá cần phải biết tôn trọng, phát huy, bảo tồn văn hóa của chính dân tộc mình. Cần có chế tài xử lý nghiêm minh những việc làm sai.

Không đồng tình với phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung tranh luận rằng bà đề cập về tình trạng lạm dụng trẻ em ở các phiên chợ vùng cao, diễn ra khá phổ biến. Hiện nay, ở các phiên chợ vùng cao vẫn diễn ra tình trạng nhiều trẻ em nhảy múa, biểu diễn giữa trời mưa, thời tiết rất lạnh để xin tiền du khách. Trong đó, nhiều trẻ em không được đi học nên quyền trẻ em không được bảo vệ. Điều này cho thấy, nét đẹp văn hóa truyền thống ở các phiên chợ đang bị mai một, biến tướng. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm về thực trạng trên cũng như có giải pháp căn cơ để khắc phục?

Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng, đây là những việc làm trái với luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Những địa điểm mà đại biểu nêu cũng không phải địa điểm để biểu diễn nghệ thuật. Bộ trưởng cho rằng, các cơ quan có liên quan phải giáo dục về luật cho trẻ em và những người sử dụng lao động. Trẻ em có quyền như thế nào, được bảo vệ ra sao, ai sử dụng trẻ em vào lao động không đúng cần phải nhắc nhở.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, các địa phương đưa cần đưa những trẻ em có năng khiếu biểu diễn nghệ thuật vào đơn vị đào tạo năng khiếu để sau này các em trở thành diễn viên, vũ công, nhạc sĩ. Chúng ta cũng xây dựng chợ văn minh, giữ được phong tục, tập quán.

"Với trách nhiệm của mình, Bộ VHTTDL khi phát hiện nội dung nêu trên không đúng với luật, phản văn hóa thì sẽ có văn bản trao đổi với địa phương để nhắc nhở, chấn chỉnh", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nói.

Đại biểu Quốc hội "truy đến cùng" vụ ăn chặn tiền thưởng của vận động viên

ĐBQH Trần Quang Minh (Quảng Bình) chất vấn, hiện nay, đa số các vận động viên đều chung nỗi lo là sẽ làm gì sau khi từ giã sự nghiệp thi đấu, bởi thời gian thi đấu đỉnh cao thường ngắn, sau khi giải nghệ chỉ có số ít vận động viên được chuyển sang làm công tác huấn luyện hoặc các công việc khác liên quan đến thể thao hoặc kinh doanh, tuy nhiên, đây chỉ là số ít, chính vì nỗi lo tương lai hậu thi đấu nhiều vận động viên đành từ bỏ đam mê thể thao. 

"Theo quy định tại Điều 5, Điều 7 Nghị định 36/2019 của Chính phủ về bảo đảm học tập văn hóa, chính trị cho vận động viên, ưu đãi về học nghề và giải quyết việc làm cho vận động viên thành tích cao. Tuy vậy để được hưởng những cơ hội này vận động viên vẫn phải là người hội tụ đủ may mắn, không ít những vận động viên gặp chấn thương thì không thể được hưởng những ưu đãi này. Xin Bộ trưởng cho biết, những giải pháp lâu dài để đảm bảo tương lai cho vận động viên sau khi giải nghệ, đặc biệt là vận động viên gặp chấn thương?", đại biểu Trần Quang Minh hỏi.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa bị "truy đến cùng" vụ bớt xén tiền thưởng của vận động viên, lạm dụng trẻ em kiếm tiền - Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng. Ảnh: QH

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cho biết, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đến vấn đề thể thao. Chính vì vậy Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị đã tập trung về lãnh đạo công tác thể thao, sau đó Chính phủ đã có các chiến lược, đề án để tổ chức thực hiện.

Từ các quan điểm lớn nêu trên, Chính phủ đã ban hành 8 chính sách, trong đó có 07 chính sách ở cấp Trung ương và 01 chính sách ở địa phương để giúp đỡ, hỗ trợ cho các vận động viên, trong đó có vận động viên thể thao thành tích cao. Các chính sách về đào tạo, ưu tiên giải quyết việc làm, chính sách về tiền thưởng trong thi đấu đã được triển khai và đến nay đã được áp dụng trong toàn quốc. Qua đó đã góp phần động viên, khích lệ đội ngũ thể thao thành tích cao đạt được những kết quả đáng phấn khởi. 

"Tuy nhiên, đúng như đại biểu có chia sẻ, để giải quyết được việc làm có tính chất căn cơ cho vận động viên thể thao sau khi thi đấu đỉnh cao còn nhiều khó khăn. Các khó khăn nổi lên do trình độ đào tạo và nghề nghiệp của họ chưa được chuyển đổi sau khi hết thời gian; nghề nghiệp đó cũng có thể chưa hẳn thích hợp với từng vận động viên và từng loại hình người ta đã được rèn luyện và thi đấu.

Chính vì vậy mà giải pháp về mặt lâu dài chúng ta cũng thấy được không phải tất cả các vận động viên đều được trở về lại với các cơ quan để làm huấn luyện trong các đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước quản lý mà cũng phải nhận thức rằng, tiếp tục đổi mới hơn cách tiếp cận để có thể giải quyết việc làm bằng nhiều cách khác nhau. 

Vì vậy, chúng tôi đang đề xuất với Chính phủ sẽ phối hợp với các bộ, ngành để tập trung đánh giá tổng thể về tác động hệ thống chính sách vừa qua, sau đó đề xuất Chính phủ ban hành những chính sách mới sửa đổi theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho vận động viên để có thể tập trung yên tâm thi đấu và sau đó được phát triển ngành, nghề theo đúng nguyện vọng, sở trường của mình. Đó cũng là cách về mặt lâu dài, trong đó có chính sách về tiền lương, chính sách về phụ cấp đặc thù và nhất là những chính sách mới mà vừa rồi trong Kết luận 70 đã đề cập, đó là nhà ở và đào tạo nghề sau quá trình thi đấu", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

ĐBQH Nguyễn Minh Tâm cũng nêu vấn đề rằng, thời gian qua, dư luận xôn xao vụ việc vận động viên tố cáo huấn luyện viên bớt xén tiền thưởng, khẩu phần ăn, làm xấu đi hình ảnh thể thao Việt Nam trong mắt công chúng. Bên cạnh những câu chuyện đẹp đậm nghĩa thầy trò của thể thao Việt Nam thì đây là mặt trái của thể thao thành tích cao. Điều này phản ánh hiện thực là chế độ đãi ngộ chưa thực sự phù hợp, cơ chế quản lý chưa thực sự hiệu quả.

Đồng thời, dẫn đến hậu quả thể thao thành tích cao của Việt Nam không thể phát triển trong môi trường công bằng, minh bạch, không thể tạo động lực cho vận động viên, huấn luyện viên. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ VHTTDL cho biết giải pháp lâu dài để quản lý và bảo đảm không tái diễn tình trạng trên.

Trả lời câu hỏi của ĐBQH tỉnh Quảng Bình, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng thừa nhận đây là những điều nhức nhối của ngành, mặc dù chỉ là hai sự việc có tính chất cá biệt, đó là vấn đề về tiền ăn của đội tuyển bóng bàn khi tham gia tập huấn tại Trung tâm Thể thao Hà Nội được tổ chức tại khu Mỹ Đình và tiền của đội thể dục dụng cụ chủ yếu có phần liên quan đến Trung tâm Thể thao của Hà Nội và bộ phận đội tuyển trung tâm. 

"Khi phát hiện ra thì chúng tôi đã kiên quyết xử lý và cũng thực hiện phương châm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước là không có ngoại lệ và làm nghiêm theo quy định. Qua xử lý, chúng tôi đã kỷ luật bằng phương pháp hành chính và chúng tôi cũng thông tin, cung cấp cho các cơ quan chức năng khác để xem xét, điều tra khi có dấu hiệu tội phạm, đủ điều kiện sẽ xem xét để xử lý theo quy định của pháp luật, chứ không có chuyện bao che, dung túng cho việc này. 

Đây cũng là lời cảnh tỉnh cho công tác huấn luyện. Hôm nay tôi báo cáo thật với Quốc hội, việc này chúng tôi cũng biết hơi chậm, việc này cũng phải kiểm điểm, chúng tôi là một lãnh đạo cấp trên, mặc dù diễn ra ở dưới đơn vị nhỏ, trung tâm cũng không thể biết được, nhưng chúng ta chậm nắm vấn đề và không biết", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhìn nhận. 

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, ban đầu khi hình thành quỹ thì với mục đích tốt đẹp. Chẳng hạn, trong đội tuyển góp nhau mỗi nhân sự bao nhiêu đó để đi thăm hỏi khi ốm đau, cưới hỏi, ma chay, hiếu hỉ và có thể hỗ trợ thêm cho nhau hoặc bồi dưỡng thêm, mặc dù việc đó theo quy định pháp luật là trái phép nhưng việc đó nếu trên tinh thần tự nguyện, tự quản lý chặt chẽ thì chắc không có tiêu cực. Nhưng vì lạm dụng việc này, dẫn đến có những có tiêu cực. 

"Vừa rồi chúng tôi đã cho rà soát lại việc này. Giải pháp là thế này, trước hết chúng tôi cho bổ sung hoàn chỉnh quy định Bộ đã ban hành là quy định về quản lý đội tuyển, trong quy định này có rất rõ từng điều, khoản, chương, mục, từ tập luyện đến công tác quản lý.

Thứ hai là tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm. Lâu nay thì có kiểm tra nhưng kiểm tra chất lượng đào tạo, còn ít kiểm tra về vấn đề chế độ, chính sách.

Thứ ba là công khai, minh bạch ngay từ đầu vào là phải thông báo cho các em được bao nhiêu, chế độ tiền là bao nhiêu một ngày, chế độ tiền thưởng là bao nhiêu để người ta biết được và quản lý và nghiêm cấm việc lập quỹ, mặc dù có mục đích tốt đẹp như ban đầu thì bây giờ cũng nghiêm cấm. Hiện nay toàn ngành đang thực hiện nội dung đó.