Bàn tròn đầu năm: Lắng nghe quan điểm “một đời đáng sống” của các thế hệ

Sống YOLO hết mình hay tích luỹ cho hiện tại, lo xa cho tương lai - đâu mới là lựa chọn phù hợp để có một đời đáng sống?

Nhờ chị google đọc báo giúp bạn!

Dù thuộc thế hệ nào thì ở mỗi giai đoạn của cuộc đời, ai cũng đều có cho mình những trải nghiệm khác nhau. Nhưng, mỗi chúng ta đều chỉ có một đời để sống, vậy làm sao để có một cuộc đời đáng sống. Nhân dịp đầu năm, cùng lắng nghe chia sẻ của các thế hệ về định nghĩa "một đời đáng sống".

Cháy với đam mê, có sức khoẻ làm điều mình muốn

Tốt nghiệp với tấm bằng ưu ở một trường đại học danh giá, có công việc ổn định, lương cao tại Sài Gòn, Lê Ngọc Nhi (Gen Z, 26 tuổi, TP.HCM) chính là "con nhà người ta" trong truyền thuyết. Vậy mà khi đang trên đà thăng tiến của sự nghiệp, Ngọc Nhi bỗng dưng nghỉ việc, "khăn gói" chu du khắp nơi.

"Mình vốn là đứa hay tò mò về mọi thứ và đam mê du lịch. Thế nhưng cuộc sống từ ngày ra trường chỉ xoay quanh những cuộc họp, những deadline không ngừng. Nhiều đêm mình trăn trở: liệu đây có phải là cuộc sống mình mong muốn? Mình có đang bỏ lỡ điều gì ngoài kia hay không? Suy nghĩ ấy cứ lặp đi lặp lại trong đầu và rồi mình quyết định thử 'gap year' (tạm nghỉ một năm) xem sao" - Nhi chia sẻ.

Vậy là sau quyết định đó, Nhi bắt đầu lên kế hoạch cho hành trình du lịch khám phá mảnh đất hình chữ S. Những chuyến vi vu cho Nhi trải nghiệm với nhiều khoảng lặng để suy nghĩ về cuộc sống. Giờ đây, với Nhi, "một đời đáng sống" là được cháy với đam mê và có sức khoẻ để được làm điều mình muốn. Chia sẻ thêm, Nhi cho biết đó không phải là quyết định bồng bột hay suy nghĩ nhất thời mà cô bạn đã chuẩn bị tài chính rất kĩ càng cho "gap year". "Hiện tại, mình vẫn chưa quay trở lại với công việc văn phòng mà đang làm việc tự do. Nhờ có khoản dự phòng tài chính và bảo hiểm nên cuộc sống vẫn khá thoải mái" - Ngọc Nhi tâm sự.

Vững vàng tài chính, an tâm mỗi ngày

Hồng Nhung (Gen Y, 32 tuổi, Hà Nội) là chủ của một chuỗi cửa hàng hoa tươi tại Hà Nội. Được nhận xét là một "workaholic" chính hiệu, Nhung cho rằng "một đời đáng sống" là khi hàng ngày được tận tâm với công việc mình yêu thích; bản thân luôn trong trạng thái sẵn sàng đón nhận mọi cơ hội, thách thức mới.

Từ những ngày đầu khi còn là sinh viên, với công việc bán thời gian từ phục vụ hay gia sư, Nhung đã luôn chủ động tiết kiệm một khoản cho mình. Đến nay, khi đã trở thành chủ một tiệm hoa, Nhung vẫn luôn duy trì thói quen ấy. Khi đại dịch Covid-19 ập đến, trong khi các cửa tiệm khác đóng cửa hàng loạt vì cạn vốn, số tiền đó chính là phương án cứu cánh kịp thời giúp Nhung tiếp tục duy trì được công việc kinh doanh.

Bàn tròn đầu năm: Lắng nghe quan điểm “một đời đáng sống” của các thế hệ - Ảnh 1.

Chỉ khi vững vàng tài chính, ta mới có thể sống trọn từng ngày

Không những thế, sau khi Covid-19 qua đi, Nhung còn tiếp tục mở rộng cửa hàng với mặt bằng lớn hơn. "Đối với mình, một kế hoạch tài chính vững vàng, một khoản tích lũy như là phao cứu sinh không chỉ giúp mình tiếp tục duy trì mà còn phát triển công việc kinh doanh" - Nhung bộc bạch.

Nghĩ xa hơn, chủ động nhiều hơn

Thời còn chưa kết hôn, chị Xuân Anh (39 tuổi, Hà Nội) là cô gái điển hình của lối sống YOLO (you only live once), luôn sống hết mình cho những sở thích cá nhân. "Tiết kiệm" chưa bao giờ có trong từ điển của chị. Cho đến khi kết hôn và có con, quan điểm sống này đã thực sự thay đổi.

"Mình nhận ra rằng khi đã có gia đình và đặc biệt là có con, đó là lúc mình phải nghĩ xa hơn, chủ động nhiều hơn. Khi ấy cuộc sống của mình không chỉ xoay quanh bản thân mà còn là gia đình, con cái. Bình thường, mình không ngại đầu tư cho con những điều kiện học tập tốt nhất, nhưng khi con tâm sự về ước mơ du học, tìm kiếm cơ hội ở những nơi có nền giáo dục phát triển hơn, nhìn số tiền hiện có trong tài khoản, mình thật sự nhận ra tầm quan trọng của việc tích lũy" - chị Xuân Anh chia sẻ.

Bàn tròn đầu năm: Lắng nghe quan điểm “một đời đáng sống” của các thế hệ - Ảnh 2.

Lo xa hơn, chủ động lên kế hoạch cho tương lai con

Có thể nói, dù có những suy nghĩ, quan điểm khác nhau thì đối với nhiều người, Gen Z hay Gen Y, đang độc thân hay đã có gia đình, sức khoẻ và tài chính là hành trang không thể thiếu cho "một đời đáng sống". Đó cũng là một trong những lý do, BIDV MetLife đem đến cho khách hàng sản phẩm "Quà tặng Sức khoẻ" với 3 gói sản phẩm cho các mục đích bảo vệ và tích luỹ khác nhau. Cụ thể,

"Quà tặng Sức khoẻ - An tâm mỗi ngày" được thiết kế cho mục đích hỗ trợ tài chính liên quan đến nằm viện, phẫu thuật, ung thư và tiểu đường, giúp bảo vệ cả gia đình về mặt tài chính trước các rủi ro tai nạn, bệnh tật bất ngờ xảy đến. "Quà tặng Sức khoẻ - Hành trang tương lai" giúp lên kế hoạch và xây dựng nền tảng tài chính vững vàng với các quyền lợi tích lũy cũng như linh hoạt rút tiền để chi trả các khoản chi phí học tập cho đến khi con vào đại học. "Quà tặng Sức khoẻ - Độc lập tài chính" lại giúp chủ động tích luỹ cho tuổi hưu an nhàn. Ngoài ra, Quà tặng Sức khoẻ còn cung cấp các quyền lợi bổ sung như hỗ trợ nằm viện tối đa lên đến 2 triệu đồng/ ngày, hỗ trợ chi phí cho 124 loại phẫu thuật từ đơn giản đến phức tạp lên đến 500 triệu đồng, cùng nhiều quyền lợi gia tăng khác, giúp bạn luôn vững vàng, tự tin để luôn sống một cuộc đời đáng sống!